Nguyên tắc 1: Đức Chúa Trời sở hữu tất cả
Kinh Thánh: Lê-vi ký 25:23
Bối cảnh: Đức Chúa Trời chỉ bảo Môi-se dạy dân Y-sơ-ra-ên những
nguyên tắc về Năm Sa-bát và Năm Hân hỉ trước khi tiến vào Đất hứa.
1. Đất hứa thuộc về ai?
2. Vị trí của dân Y-sơ-ra-ên liên hệ gì đến Đất hứa? Suy ngẫm: Chúng
ta thường cẩn thận với những thứ chúng ta mượn hơn là những thứ mình sở
hữu. Có lẽ chúng ta cần phải xem tất cả những gì mình có như là của mượn
để sử dụng chúng theo ý muốn Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh: Thi thiên 24:1-2
Bối cảnh: Sách Thi thiên của vua Đa-vít là một bài ca ngợi khen Danh Chúa vì Ngài là ai và những công việc làm của Ngài.
1. Có bất cứ điều gì (hay bất cứ người nào) mà không thuộc quyền sở hữu của Ngài không?
2. Theo câu 2, cái gì cho Đức Chúa Trời quyền cai quản tất cả những vật tồn tại đó?
Suy ngẫm: Thật là một con người ngạo mạn khi tin rằng mình có thể làm
bất kỳ điều gì mình muốn với những gì mình có, và đó không là công việc
của ai cả nhưng là của chính mình.
Kinh Thánh: Truyền đạo 5:10-20
Bối cảnh: Vua Sa-lô-môn không những
là một người khôn ngoan nhất mà còn là một người giàu có nhất. Đây là
quan điểm của ông về sự giàu có.
1. Bạn có thỏa mãn với thu nhập của mình hay chăng? Trong bao lâu?
2. Có bao giờ bạn bị phương hại bởi những điều mình có hay chăng? Hãy giải thích.
Suy ngẫm: Tiền bạc không phải là cội rễ của mọi tội lỗi, nhưng chính
là lòng ham mê tiền bạc. Điểm khác biệt là nhận biết được ai là người
chủ thật sự của nó.
Kinh Thánh: I Sa-mu-ên 25:2-39
Trong đồng vắng Ma-ôn, cuộc đời của
ba con người thành công cùng hợp lại để viết nên một chương thú vị
trong lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên, và để minh hoạ những nguyên tắc của
Đức Chúa Trời trong việc đối xử với những người nam và nữ vâng phục hoặc
phủ nhận kế hoạch của Đức Chúa Trời trên cuộc đời họ.
Na-banh là một người thành công, cưới được một người vợ khôn ngoan và
xinh đẹp tên là A-bi-ga-in. Na-banh được xem là một người thương lượng
giỏi và ít khi nào là người thua cuộc. Ông là một người không có nhân
cách, như câu 3 đã mô tả ông là một người "bần tiện và cáu kỉnh."
Trong câu 10, ông ta tỏ ra vô cùng ngạo mạn khi hỏi cách bất cần
rằng, "Ai là Đa-vít?” Lời nhận xét của ông trong câu sau cho thấy ông
biết Đa-vít rất rõ, bằng chứng là ông biết Y-sai là cha Đa-vít và ám chỉ
đến mâu thuẫn công khai giữa Đa-vít và Sau-lơ. Cả vùng quê này đều biết
đến sự dũng cảm của người đã giết Gô-li-át
Bởi đã từ chối người của Đa-vít và phủ nhận những ân huệ mà tôi tớ
của Đa - vít đã làm cho những người chăn chiên và đàn chiên của mình,
hành động của Na-banh đã cho thấy ở ông là một tấm lòng tự phụ không
nhận biết ân điển của Đức Chúa Trời trên đời sống mình. Ông ta tin rằng
chính tay mình đã đạt được mọi sự mà không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai
hay bất kỳ thần thánh nào cả.
Hơn nữa, ông đã phủ nhận sự xức dầu của Đức Chúa Trời trên cuộc đời
của vị vua tương lai của Y-sơ-ra-ên và là tổ phụ của Đấng Mê-si, Vua
Jêsus. Trái lại, A-bi-ga-in lại nhận biết bàn tay của Đức Chúa Trời trên
đời sống mình và trên cuộc đời của Đa-vít, và nhận ra sự dại dột của
Na-banh, cho dầu ông ta đã thành công trên đất này.
Cuối cùng, bà đã khuyên can Đa-vít không nên giết con người điên dại
Na - banh, và hãy để Đức Chúa Trời làm công việc của Ngài. Na-banh đã
gặt hái những gì ông ta đã gieo, vợ và tài sản của ông được trao vào tay
người khác. Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống với sự tin quyết rằng tất
cả những gì chúng ta có đều là của mượn từ Đức Chúa Trời.
1. Tại sao Đức Chúa Trời lại để cho một người dại dột như Na-banh được giàu như vậy?
2. Phải chăng sự thành công của Na-banh phần lớn là nhờ vào sự khôn ngoan của A-bi-ga-in? Giải thích.
3. Sự thành công của bạn có sự góp phần của những người khác không? Là ai?
4. Ân điển của Đức Chúa Trời vận hành như thế nào trong cuộc đời của bạn, và của những người chung quanh bạn?
5. Những điều gì đang cản trở không cho bạn thấy sự kiêu ngạo trong tấm lòng của mình?
Cầu nguyện: "Lạy Chúa, Ngài là chủ công việc của con. Xin giúp con luôn nhớ điều này".
Kế Hoạch Hành động của Bản thân: